Tuyệt chiêu luộc gà đông lạnh vẫn ngon như gà tươi, không dai không bở, thịt ngọt mọng nước.

Gà sau khi cấp đông xong mang ra luộc rất dễ gặp tình trạng thịt bị nhạt, bở thịt nếu bạn không khéo trong khâu xử lý.

Vì sao luộc gà cấp đông kém ngon?

Gà sau khi đã cấp đông thường bị giảm dinh dưỡng hơn so với gà tươi. Hơn nữa cấp đông khiến thịt gà bị hạ nhiệt thấp, khi luộc gặp nước nóng nên nếu xử lý không khéo gà sẽ bị sốc nhiệt làm cho thịt bở, không ngon, mất hết nước ngọt ra ngoài.

Thế nhưng nhiều gia đình thường mua gà ngon từ quê lên nên không thể không cất trữ trong tủ đông. Nhiều người xử lý không khéo nên lại đổ lỗi do gà đã cấp đông nên luộc không còn ngon.

Hãy áp dụng những mẹo dưới đây, gà rã đông xong luộc vẫn ngon, thậm chí còn không phân biệt được.
Gà cấp đông thường bị ảnh hưởng kết cấu nhưng nếu biết xử lý đúng thịt gà vẫn ngon như gà tươi

Gà cấp đông thường bị ảnh hưởng kết cấu nhưng nếu biết xử lý đúng thịt gà vẫn ngon như gà tươi

Rã đông vô cùng quan trọng

Nếu không rã đông đúng cách thì gà luộc sẽ rất bở và khô thịt. Muốn rã đông đúng thì phải bỏ gà từ ngăn đông xuống ngăn mát khoảng 1 đêm để gà rã đông hoàn toàn mà không lo nhiễm khuẩn như rã đông ở nhiệt độ thường.

Gà phải tan đông hoàn toàn cả bên trong, thịt mềm thì sau đó luộc mới trở lại ngon như gà tươi. Nhưng nếu trời nóng rã đông ngoài trời thì khi tan đông bên trong thì bên ngoài lại nhiễm khuẩn rồi. Do vậy phải để trong tủ mát. Hơn nữa nếu rã đông không hoàn toàn, khi luộc thịt gà sẽ bị khô và bở kém ngọt.

Thế nên phải nhớ rã đông hoàn toàn trước khi luộc gà đã cấp đông.
Phải rã đông gà hoàn toàn mới được mang đi luộc thì gà sẽ không bị khô bở thịt

Phải rã đông gà hoàn toàn mới được mang đi luộc thì gà sẽ không bị khô bở thịt

Cách luộc gà ngon
Sau khi rã đông rửa sạch gà với nước muối loãng để sạch và để khử mùi tủ lạnh bám vào gà, khi luộc gà mới thơm như gà tươi.

Chọn nồi to vừa với gà để tránh gà bị rách da do quá chật trong nôi. Lượng nước ngập gà là tốt nhất.

Có 2 cách luộc: 

– Luộc từ nước lạnh: Cho gà vào trong nồi để đùi xuống dưới. Cho đủ nước, đun tới sôi thì cho nhỏ lửa để lăn tăn cho gà chín dần từ từ mà không rách da không nhũn bên ngoài.

– Luộc từ nước sôi: Đun nồi nước sôi rồi thả gà vào, để nước về liu riu ngay thì sẽ không làm rách da gà mà nước ngọt trong gà không bị thôi nhiều vào nước luộc nên giữ được độ ngọt của thịt gà. Nhưng nhớ không để nước sôi lâu, mà để liu riu cho gà chín từ từ.
Trong cả 2 cách trên đều cần nhớ không để gà nằm trong nước sôi ùng ục vì sẽ chín mềm bên ngoài mà bên trong chưa chín, dẫn tới tình trạng khi bên trong chín thì bên ngoài mềm quá và mất ngọt, hoặc bên ngoài chín mà trong thì còn sống.

Để gà có mùi thơm hấp dẫn, nên cho vào trong nồi nước luộc gà 1 củ hành nướng, gừng nướng, vài lá chanh. Cho một chút gia vị vào để gà ngấm gia vị đậm đà hơn.

Bạn có thể cho chút nghệ vào trong nồi nước luộc để gà bám màu nghệ cho vàng ngoài da.Bạn cũng có thể cho ước nghệ trộn với mỡ rồi quét đều lên thân gà sau khi luộc xong.

– Với cách om gà liu riu thịt gà chín từ từ nên chín đều, gà ngon và không bị rách da, không mất ngọt, thịt mềm, khi chặt gà bên trong mọng nước.

Khi vớt gà ra, cho ngay vào thau nước đá lạnh thì gà được sốc nhiệt sẽ giúp gà giòn da và giữ nước ngọt trong thịt.

Để gà thật nguội mới chặt thì gà sẽ không bị nát, miếng đẹp.

Cần chặt gà bằng dao sắc, nặng thì miếng gà chặt mới đẹp.

Lưu ý: Nhiều người khi luộc gà dùng đũa xâm quá nhiều vào trong gà sẽ làm tiết ra nước ngọt. Nhiều người dùng dao khứa vào đùi gà để chúng nhanh chín, cách này làm cho gà mất nước ngọt, thịt gà bị khô không mọng nước bên trong. Cần tránh làm điều đó. Bạn hãy để gà lành lặn và om gà liu riu như trên, tùy gà to nhỏ om tầm 15-20 phút rồi tắt bếp om tiếp. Lấy nhiệt kế xâm vào gà thấy hiển thị 80 độ là gà chín. Hoặc dùng tăm xâm sâu vào đùi gà thấy không còn nước đỏ là chín.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *