13 tác dụng của dưa lê đối với sức khoẻ không phải ai cũng biết

Dưa lê là một loại trái cây ưa thích của nhiều người. Dưa lê có rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khoẻ. Vậy dưa lê có tác dụng gì? Ăn dưa lê có tốt không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Dưa lê là gì? Giá trị dinh dưỡng của dưa lê

Dưa lê (còn gọi là dưa mật) là một loại trái cây có hình tròn hoặc bầu dục có vỏ mịn, màu xanh lục ngả vàng. Dưa lê có vị ngọt thanh nên thường được sử dụng để giải nhiệt. Trong dưa lê có chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong 100g dưa lê có chứa:

  • Năng lượng: 36 calo
  • Chất đạm: 0,54g
  • Chất béo: 0,14g
  • Carbohydrate: 9,09g
  • Chất xơ: 0,18g
  • Tổng lượng đường: 8,12g
  • Canxi: 6mg
  • Kali: 228mg
  • Natri: 18mg
  • Magie: 10mg
  • Phospho: 11mg
  • Folate: 0,019mg
  • Vitamin C: 18mg
  • Vitamin K: 0,0029mg[1]

Dưa lê là một loại trái cây có vỏ xanh lục, thường được dùng để giải nhiệt

Dưa lê là một loại trái cây có vỏ xanh lục, thường được dùng để giải nhiệt

1 Tác dụng của dưa lê

Hỗ trợ kiểm soát huyết áp

Thành phần của dưa lê có lượng kali cao trong khi lượng natri thấp. Do đó sử dụng dưa lê có thể làm giảm huyết áp. Ngoài ra các khoáng chất khác trong dưa lê cũng có tác dụng giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp. [2]

Dưa lê hỗ trợ kiểm soát huyết áp
Dưa lê hỗ trợ kiểm soát huyết áp

Tăng cường sức khoẻ xương khớp

Dưa lưới chứa vitamin K, folate và magie. Đây là những chất dinh dưỡng có vai trò sửa chữa và bảo vệ xương chắc khoẻ.

Folate có vai trò giúp vô hiệu hoá hợp chất homocysteine – một hợp chất có thể làm giảm mật độ xương. Do đó có thể giúp bảo vệ xương khỏi bị thoái hoá.

Ngoài ra vitamin K và magie có vai trò cấu tạo lại xương, giúp phục hồi phần xương thoái hoá, do đó giúp tái tạo sụn khớp và xương.
Dưa lê giúp tăng cường sức khoẻ xương khớp

Dưa lê giúp tăng cường sức khoẻ xương khớp

Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng dưa lê có khả năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Mặc dù có lượng carbohydrate lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây tăng lượng đường huyết tạm thời nhưng hàm lượng chất xơ trong dưa lê cùng với các chất dinh dưỡng khác có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả.[3]

Dưa lê hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Dưa lê hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Bổ sung điện giải và nước

Một trong những tác dụng được biết đến nhiều nhất của dưa lê là tác dụng giải nhiệt. Trong dưa lê chứa khoảng 90% là nước, do đó dưa lê là một loại trái cây tuyệt vời trong việc bổ sung nước cho cơ thể.
Bên cạnh thành phần nước, các chất điện giải trong dưa lê như kali, natri, magie cũng góp phần giúp nạp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể và giúp bổ sung điện giải ngay sau khi luyện tập thể thao, mang lại cảm giác sảng khoái.

Dưa lê giúp bổ sung nước, điện giải

Dưa lê giúp bổ sung nước, điện giải

Làm đẹp da

Trong dưa lê có chứa nhiều vitamin C, do đó có tác dụng tốt lên da của bạn. Vitamin C là thành phần xúc tác cho quá trình sản xuất collagen, giúp da sáng bóng, mịn màng.

Ngoài ra, vitamin C là một chất chống oxy hoá mạnh, do đó có thể giúp ngăn ngừa quá trình lão hoá của da.[4]
Dưa lê có tác dụng làm đẹp da

Dưa lê có tác dụng làm đẹp da

Tốt cho sức khoẻ tim mạch

Thành phần carotenoid và polyphenol của dưa lê có tác dụng chống oxy hoá. Những hợp chất này giúp giảm mức cholesterol trong máu cũng như cải thiện huyết áp. Từ đó có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Ngoài ra, folate trong dưa lê còn có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi. Do đó sử dụng dưa lê thường xuyên có thể cải thiện sức khoẻ tim mạch.
Dưa lê tốt cho sức khoẻ tim mạch

Dưa lê tốt cho sức khoẻ tim mạch

Hỗ trợ giảm cân

Dưa lê có lượng calo rất ít, trong 100g dưa lê chỉ có 36 calo. Do đó ăn dưa lê không những không gây mập mà còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Lượng nước và các chất dinh dưỡng trong dưa lê giúp cung cấp đủ những dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần.

Ngoài ra, với lượng chất xơ lớn, ăn dưa lê mang lại cảm giác no lâu hơn, do đó có thể kéo dài khoảng thời gian các bữa ăn. Vì vậy nên dưa lê có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả.[5]

Dưa lê giúp hỗ trợ giảm cân

Dưa lê giúp hỗ trợ giảm cân

Tăng cường hệ miễn dịch

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa và điều trị một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phổi. Trong dưa lê chứa rất nhiều vitamin C nên ăn dưa lê có lợi cho hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.

Dưa lê có thể giúp tăng cường hệ miễn dịchDưa lê có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch

Hỗ trợ hệ tiêu hoá

Dưa lê rất giàu chất xơ. Mà chất xơ là một chất có tác dụng rất tốt lên hệ tiêu hoá. Chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, qua đó làm giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, chất xơ cũng có tác dụng tốt giúp hệ vi sinh vật đường ruột phát triển khoẻ mạnh.

Dưa lê làm giảm nguy cơ táo bón

Dưa lê làm giảm nguy cơ táo bón

Tăng cường thị lực

Người có tuổi tác càng cao càng có nguy cơ bị thoái hoá điểm vàng, đục thuỷ tinh thể. Dưa lê có chứa các carotenoids giúp bảo vệ các tế bào võng mạc, do đó giúp tăng cường thị lực. [6]

Dưa lê giúp tăng cường thị lực

Dưa lê giúp tăng cường thị lực

Hạn chế dị tật ở thai nhi

Hợp chất folate trong dưa lê đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nguy cơ nứt đốt sống và các dị tật ống thần kinh, dị tật não,… đối với thai nhi. Do đó các mẹ bầu có thể sử dụng dưa lê như một nguồn cung cấp folate trong thời kì mang thai.

Dưa lê làm giảm khả năng dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Dưa lê làm giảm khả năng dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Tốt cho trí não

Bên cạnh folate thì dưa lê còn chứa vitamin B6 – một loại vitamin quan trọng cho quá trình phát triển của não bộ. Thiếu hụt vitamin B6 làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh như bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ.

Dưa lê có tác dụng tốt cho trí não

Dưa lê có tác dụng tốt cho trí não

Ngăn ngừa ung thư

Dưa lê chứa nhiều chất chống oxy hoá có tác dụng vô hiệu hoá các gốc tự do – nguyên nhân gây ra sự phá huỷ tế bào. Do đó dưa lê có thể ngăn ngừa ung thư.

Ngoài ra trong dưa lê có chứa beta – caroten có tác dụng kháng viêm và chống ung thư. Carotenoid có thể ngăn ngừa tác hại đến từ tia cực tím, do đó có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư da.

Dưa lê có thể giúp chống lại một số bệnh ung thư

Dưa lê có thể giúp chống lại một số bệnh ung thư

2 Lưu ý khi ăn dưa lê

Lưu ý khi chọn mua, bảo quản dưa lê

Dưa lê có thể tìm thấy quanh năm. Tuy nhiên nên mua vào tháng 5 đến tháng 9 vì đây là thời điểm dưa ngon nhất. Bạn nên mua những quả dưa có vỏ nhẵn, không có dấu hiệu mềm hoặc ẩm ướt ở đầu cuống. Dưa lê chín sẽ có hương mật ong nhẹ.

Dưa lê có thể được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C trong từ 2 đến 4 tuần. Còn khi cắt thành miếng thì chỉ nên sử dụng trong 4 ngày để tránh hư hỏng.

Nên chọn những quả dưa có quả nhẵn, không mềm hoặc ẩm ướt ở đầu cuống

Nên chọn những quả dưa có vỏ nhẵn, không mềm hoặc ẩm ướt ở đầu cuống

Nên ăn bao nhiêu dưa lê một ngày?

Khi ăn quá nhiều dưa lê thì bạn có thể bị chướng bụng và đầy hơi do hàm lượng chất xơ cao. Do đó mỗi bữa chỉ nên ăn 3 đến 4 miếng, mỗi tuần ăn từ 1 đến 2 bữa để tránh những tác hại không mong muốn.

Chỉ nên ăn 3 đến 4 miếng dưa một bữa để tránh bị chướng bụng và đầy hơi

Chỉ nên ăn 3 đến 4 miếng dưa một bữa để tránh bị chướng bụng và đầy hơi

Dưa lê nóng hay mát?

Dưa lê là một loại trái cây có tính hàn. Thành phần của dưa lê chủ yếu là nước cộng với nhiều chất điện giải khác. Do đó dưa lê có thể sử dụng làm một loại trái cây giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng.

Nếu như bạn có các bệnh lý liên quan đến thận thì nên hạn chế ăn dưa lê để tránh làm nghiêm trọng tình trạng bệnh.

Dưa lê có đặc tính mát, dùng làm trái cây giải nhiệt

Dưa lê có đặc tính mát, dùng làm trái cây giải nhiệt

Bà bầu ăn dưa lê được không?

Trên vỏ dưa lê có thể có vi khuẩn Listeria. Đây là một loại vi khuẩn gây ra các biến chứng khi mang thai. Do đó nên rửa kĩ vỏ để tránh nhiễm khuẩn khi sử dụng.

Bà bầu không nên ăn dưa lê đã cắt sẵn vì trong quá trình sơ chế, vi khuẩn có thể thâm nhập, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đối với mẹ và thai nhi.

Bà bầu không nên ăn dưa lê được cắt sẵn để tránh nhiễm vi khuẩn Listeria

Bà bầu không nên ăn dưa lê được cắt sẵn để tránh nhiễm vi khuẩn Listeria

Dưa lê có ăn hạt được không?

Không giống các loại hạt khác, hạt dưa lê hoàn toàn có thể ăn được. Hạt dưa lê chứa nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: protein, omega 3 cùng với nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E. Do đó hạt dưa lê hoàn toàn có thể ăn được và nên ăn hạt để nhận được nhiều dưỡng chất nhất từ loại trái cây này.

Không cần bỏ hạt của dưa lê trong khi ăn

Không cần bỏ hạt của dưa lê trong khi ăn

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *