Tác dụng kì diệu của việc uống cà phê hàng ngày: Không chỉ giúp tỉnh táo mà còn rất tốt

Mình hay uống cà phê hàng ngày để tinh thần tỉnh táo cho dễ làm việc. Mặc dù nó giúp tỉnh táo nhưng mình thấy bảo trong cà phê có chứa caffein không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng mà nếu không uống thì mình kiểu cứ mệt mỏi, buồn ngủ ý. 

Nay đang ngồi mơ màng bên cốc cà phê thì mình đọc được thông tin liên quan tới việc uống cà phê thường xuyên nè các mẹ. Đúng là tin vui cho những ‘tín đồ’ của cà phê luôn nha. Thông tin cụ thể mình để bên dưới nhé.
hình ảnh

Một kiểu uống cà phê được nhiều người yêu thích. Ảnh minh họa, nguồn: BPL

Uống cà phê thường xuyên có tốt cho gan?

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh đã chứng minh: Những người uống cà phê thường xuyên ít có nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính. Kết quả này được công bố trên trang web ‘New Scientist’ của Anh. Bên cạnh đó, nhóm nhà khoa học còn cho rằng: Chính caffine ttrong cà phê mới thực sự có tác dụng bảo vệ gan.
Tác dụng này có ở tất cả các loại cà phê. Do đó, ngay cả người già không có thể tiếp nhận mùi vị nguyên bản của cà phê thì có thể điều chỉnh hương vị theo ý muốn và tận hưởng những lợi ích của nó mang lại. 
Giải thích về lý do caffein có thể cải thiện hoạt động của lá gan, các nhà nghiên cứu cho biết: Trong caffein có một chất gọi là alkaloid xanthine. Chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ theo đường tuần hoàn máu và đi tới gan. Lúc này, nó sẽ kích thích gan đẩy nhanh tốc độ hấp thụ và chuyển hóa đường của cơ thể.

Theo thời gian, gan cứ hoạt động bền bỉ, dẻo dai và nhanh chóng trong thời gian dài nên sức mạnh của nó được rèn luyện. Khi đó, các chức năng chuyển hóa cũng được cải thiện rõ rệt. Điều này cũng tương tự như khi chúng ta tập thể dục, rèn luyện thân thể.

Bên cạnh đó, trong cà phê còn có nhiều chất có lợi khác như axit chlorogenic. Đây là chất chống oxy hóa rất tốt. Khi đi vào gan, nó sẽ làm chậm quá trình lão hóa của tế bào mô gan. Đồng thời, tăng cường hoạt động của mô gan và giảm nguy cơ mắc bệnh xơ gan.

Mặt khác, theo dữ liệu được cung cấp bởi Mạng Cảnh báo Khoa học Hoa Kỳ cho hay: Những người uống 2 cốc cà phê/ngày còn có thể làm giảm 44% nguy cơ mắc bệnh xơ gan. Vì thế, uống cà phê hàng ngày được cho là có tác dụng phòng bệnh xơ gan rất tốt.
hình ảnh
Cà phê rất tốt cho lá gan nếu uống đúng cách. Ảnh minh họa nguồn: VTC

PGS. Elliot Tapper (Michigan Medicine) hợp tác với nhóm chuyên gia từ Trường Y Harvard (Mỹ) cũng tiến hành nghiên cứu và kết luận: Mỗi ngày uống từ 1 – 2 cốc cà phê đen nguyên chất không đường có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh gan.

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí BMC Public Health cũng kết luận: Uống cà phê là cách phòng bệnh gan hiệu quả. Để đi tới kết luận này, các nhà nghiên cứu đã đánh giá dữ liệu sức khỏe của gần 500.000 người được theo dõi trong suốt 10 năm. Trong đó, có 78% người thường xuyên uống cà phê và 22% không uống. Cuối cùng, các nhà khoa học phát hiện ra: Những người uống cà phê có nguy cơ bị bệnh gan thấp hơn 21% người không uống và giảm 20% nguy cơ bị gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, việc uống cà phê còn giúp giảm 49% nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính

Không chỉ thế, axit có trong cà phê còn có công năng chống lại virus gây viêm gan B. Một nghiên cứu khác chứng minh: Cà phê decaf (dòng cà phê được loại bỏ ít nhất 97% lượng caffein) cũng có khả năng chống lại virus viêm gan B.

Nói tóm lại, việc có thói quen uống cà phê không hề xấu, ngược lại nó còn là cách để chăm sóc lá gan. Tuy nhiên, khi bạn uống cũng phải tuân thủ một số lưu ý sau để không gây ra ‘tác dụng phụ’:
+ Không uống cà phê sau 2 giờ chiều vì có thể gây khó ngủ. Trong khi đó, ngủ kém thì lại là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

+ Không uống cà phê với nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì, hỏng răng.

+ Không uống quá nhiều cà phê vì nó có thể ‘phản tác dụng’ nhhuw tăng nhịp tim, đánh trống ngực, hạ đường huyết…

+ Không uống cà phê vào buổi sáng khi mới thức dậy lúc bụng còn đói. Bởi, caffein có thể kích thích tiết axit dịch vị và làm tăng nồng độ axit dịch vị.

+ Không nên uống cà phê quá đặc vì nó tác động tới tim mạch, tăng khả năng cung cấp máu của tim, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, nôn nao, bồn chồn…

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *