Cơ thể cần chất béo nhưng chất béo rất giàu calo. Một gam chất béo cung cấp cho cơ thể đến 9 calo trong khi một gam chất đạm hay một gam tinh bột chỉ cung cấp cho cơ thể 4 calo. Vì thế, cần xác định lượng chất béo cung cấp cho cơ thể sao cho hợp lý. Tất cả các chất béo và dầu nấu ăn được tạo thành từ các axit béo bão hòa, không bão hòa đa và không bão hòa đơn ở các tỷ lệ khác nhau.
Hiện nay, nhiều người tiêu dùng phân vân nên dùng ăn dầu ăn hay dùng mỡ động vật trong chế biến thức ăn bởi vì theo một số lập luận bảo vệ quan điểm có lợi của mỡ động vật cho rằng mỡ heo là linh hồn của món ăn, dù là món ăn gì đi nữa chỉ cần một muỗng mỡ động vật cũng đủ để tạo món ăn màu sắc đẹp, vị thơm và ngon. Nó là một thứ phụ gia làm cho các món ăn trở nên tuyệt vời hơn vì mùi thơm của mỡ động vật là không thể thay thế bởi nguồn gốc chính của mùi thơm này là một lượng nhỏ của một loại protein đặc biệt, sản phẩm phân hủy của glyceride. Vậy thực chất ăn mỡ lợn hay dầu ăn tốt hơn?
Trên thực tế, mỡ động vật chứa nhiều axit béo no (bão hòa) và có khả năng tạo ra cholesterol trong máu. Trong khi đó, dầu thực vật chứa nhiều axit béo không no (chưa bão hòa), không có cholesterol (trừ một số loại như dầu dừa, dầu cọ, dầu cacao). Nếudầu thực vật chứa nhiều vitamin E, K thì mỡ động vật chứa nhiều vitamin A, D.
Mỡ lợn và dầu ăn là 2 loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nếu chỉ sử dụng dầu thực vật mà hoàn toàn bỏ qua các loại mỡ động vật sẽ gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng.
>Lợi ích của mỡ lợn<
Mỡ lợn giàu khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe, không gây bệnh tim mạch và làm món ăn vị thơm, ngon hơn. Mỡ lợn mặc dù có axit béo bão hòa nhưng giàu khoáng chất tốt cho sức khỏe và vitamin như vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ calci của cơ thể. Lượng vitamin D trong mỡ lợn có tác dụng giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng.
Mỡ lợn chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, khoảng 50% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa đa. Trong đó, chất béo không bão hòa đơn và đa giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, sản sinh ra cholesterol tốt, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Hầu hết chất béo không bão hòa đơn trong mỡ lợn là axit oleic, một loại axit béo thiết yếu tốt cho tim.
Mỡ lợn còn tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh, trong khi dầu thực vật không có chức năng này do được chiết xuất từ các loại hạt và quả như oliu, dừa, đậu phộng, đậu nành. Nếu không sử dụng mỡ lợn trong thời gian dài, cơ thể sẽ khó hấp thu vitamin A dẫn đến thiếu hụt vitamin A làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, rối loạn nội tiết tố gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, mỡ lợn không gây béo hơn dầu vì mỗi một gram dầu và mỡ đều cung cấp 9 calo nên đều gây tăng cân như nhau, mỡ lợn không làm tăng nguy cơ bệnh tật, nếu chúng ta biết sử dụng một cách khoa học thì mỡ sẽ đem lại lợi ích rất tốt cho cơ thể.
Về giá trị dinh dưỡng của mỡ lợn và dầu ăn, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: “Trong mỡ có nhiều axit béo no, vitamin tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D. Trong dầu thực vật có acid béo không no, vitamin tan trong chất béo như vitamin E, vitamin K mà acid béo không no nếu sử dụng ở nhiệt độ cao, lâu sẽ bị phân hủy tạo thành những chất độc gây hại cho cơ thể”.
Như vậy, rõ ràng là mỡ động vật không gây béo hơn dầu thực vật như bấy lâu nay quan niệm vì mỗi một gram dầu và mỡ đều cung cấp 9 calo như nhau cho nên dù là mỡ lợn và dầu ăn đều gây tăng cân như nhau và việc sử dụng dầu ăn hay mỡ động vật đều tốt với cơ thể nhưng cần sự cân bằng trong sử dụng để chế biến thức ăn giúp bảo đảm sức khỏe.
Sử dụng mỡ lợn sao cho hiệu quả?
Việc sử dụng mỡ động vật, đặc biệt là mỡ lợn với liều lượng hợp lý, phù hợp với từng lứa tuổi và giai đoạn phát triển đều mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe của người dùng.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, tỉ lệ mỡ lợn và dầu ăn cần bổ sung ở trẻ dưới 1 tuổi là 7:3. Đối với trẻ trên 1 tuổi, tỉ lệ này là cân bằng với nhau – 5:5.
Với trẻ em dưới một tuổi, chất béo chiếm 40-50% năng lượng khẩu phần ăn, trẻ 1 -3 tuổi chất béo chiếm 35- 40% năng lượng khẩu phần ăn, trẻ đến 10 tuổi là 30-35%, trẻ trên 10 tuổi và người trưởng thành là 20-25% năng lượng khẩu phần ăn.
Người bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh thiếu máu, thường xuyên chóng mặt, táo bón, khô da, nứt nẻ tay chân, tóc bạc hoặc rụng, phụ nữ sau sinh, … nên ăn mỡ lợn để bổ sung cholesterol và các vitamin, khoáng chất cho cơ thể
Tuy nhiên, Người lớn tuổi (>50 tuổi), người mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ trong máu cao… cần hạn chế ăn mỡ lợn để làm giảm cholesterol trong máu.
Người bình thường nên cân bằng mỡ lợn và dầu ăn trong bữa ăn. Tỉ lệ dầu – mỡ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên đảm bảo là 2:1.
Nếu bạn thực sự thích ăn mỡ lợn, bạn cũng không nên ăn nó mỗi ngày, tốt nhất nên sử dụng mỡ lợn mỗi tuần 2 lần. Kiến nghị mỗi người mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 25-30 gram.
Lưu ý
Mặc dù mỡ lợn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mỡ lợn là thực phẩm giàu năng lượng nên nếu lạm dụng mỡ lợn có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tăng lipid máu, tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch và đột quỵ.
Phụ nữ cũng nên hạn chế sử dụng mỡ lợn để ngăn ngừa bệnh ung thư vú.
Khi dùng mỡ lợn để chiên, rán cần tránh sử dụng lại hoặc dùng nhiều lần vì ở nhiệt độ cao, những axit béo chưa bão hòa có thể bị phân hủy và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Nên bảo quản mỡ lợn ở trong chai, lọ thủy tinh có nắp đậy kín và để ở nơi thoáng mát, hạn chế ánh sáng.
Người lớn tuổi (>50 tuổi), người mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ trong máu cao, … cần hạn chế ăn mỡ heo để làm giảm cholesterol trong máu.
Đối với trẻ nhỏ, một lượng mỡ heo vừa đủ trong bữa ăn có thể tham gia vào quá trình phát triển thể chất và giúp trẻ phòng ngừa được chứng cận thị nhờ cung cấp một lượng vitamin A cho cơ thể.
Người bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh thiếu máu, thường xuyên chóng mặt, táo bón, khô da, nứt nẻ tay chân, tóc bạc hoặc rụng, phụ nữ sau sinh, … nên ăn mỡ heo để bổ sung cholesterol và các vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Người bình thường nên cân bằng mỡ lợn và dầu ăn trong bữa ăn. Tỉ lệ dầu – mỡ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên đảm bảo là 2:1.
Khi dùng dầu thực vật để chiên, rán cần tránh sử dụng lại hoặc dùng nhiều lần vì ở nhiệt độ cao, những axit béo chưa bão hòa có thể bị phân hủy và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Thực đơn trong mỗi bữa ăn cần đa dạng và đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính, trong đó có mỡ heo và dầu ăn.
Nên bảo quản cả dầu ăn và mỡ heo ở trong chai, lọ thủy tinh có nắp đậy kín và để ở nơi thoáng mát, hạn chế ánh sáng.
Sử dụng mỡ lợn rất có lợi cho sức khỏe. Quan trọng là cần biết sử dụng đúng cách, liều lượng phù hợp với từng độ tuổi, đối tượng sử dụng và cân bằng với các thực phẩm khác.