Chính vì con dâu hết lòng với mình nên khi con bé sinh con, tôi đã chủ động đề nghị về việc lên chăm con ở cữ. Dù sao phụ nữ cũng chỉ sinh nở vài lần trong đời, tôi lại cũng rảnh rỗi nữa, không phụ con chăm cháu thì giúp ai đây? Được cái là hai mẹ con khá hợp nhau, chỉ cần con dâu thích ăn gì, tôi sẽ tìm mua rồi về nấu bằng được.
Tôi có 3 đứa con, 2 gái 1 trai. Đến tuổi, hai đứa con gái của tôi đều đã đi lấy chồng và chẳng đứa nào ở gần mẹ. Chính vì thế, tôi vẫn mong con dâu và con trai có thể ở cùng mình sau khi kết hôn. Thế nhưng con trai tôi bảo:
“Bọn con quyết định ra thành phố làm rồi mua một căn nhà ở đó. Mẹ yên tâm, cứ cuối tuần là bọn con sẽ về thăm mẹ”.
Thật ra tôi chỉ muốn ở chung với con cho vui nhà vui cửa. Chứ nào có mong chúng chăm sóc phụng dưỡng mình. Chỉ là bây giờ các con đã nói vậy, tôi không đồng ý cũng chẳng được. Thế là cứ thi thoảng tôi sẽ tranh thủ đi chợ mua ít đồ quê về nấu đón các con về chơi cuối tuần, tiện đóng thùng cho các con mang đi. Mình ở quê, đồ vừa sạch vừa tươi, tội gì mà không gói ghém để con nó được ăn đồ an toàn.
Thấy mẹ chồng làm vậy, con dâu cũng ngại liền đưa tiền cho mẹ. Con bé giữ ý lắm, không nói là trả tiền để mẹ mua đồ, chỉ bảo tôi cứ cầm lấy để có gì cần thì mua sắm. Tôi trả lại bảo:
“Mẹ ở có một mình, lại đã lớn tuổi có tiêu pha gì nhiều. Lương hưu dùng chẳng hết nên con cứ cầm lấy. Bao giờ cần thì mẹ sẽ nói”.
Con dâu tôi rất biết giữ ý, hiểu chuyện nên quan hệ mẹ chồng nàng dâu rốt ổn. (Ảnh minh họa)
Sau đó tôi vẫn cung cấp đồ ăn đầy đủ cho các con. Tình cảm giữa tôi và con dâu cũng khá tốt, hai mẹ con nhiều khi còn tâm sự mấy tiếng qua điện thoại. Tuy nhiên phải đến khi có chuyện xảy ra, tôi mới thấy con dâu của mình cũng là một đứa con có hiếu.
Đợt ấy tôi bị ngã xe, phải vào viện nằm cả tháng trời. Hai cô con gái thì ở xa, đứa thì bụng mang dạ chửa, đứa lại vừa sinh con nên không tiện về chăm. Lúc ấy, tôi vừa tiếc tiền, vừa sợ phải một mình trong viện. Thành ra cứ nhất quyết đòi về nhà bằng được. Con dâu tôi níu tay tôi động viên:
“Công việc của em không bị gò bó thời gian nên hoàn toàn có thể chăm mẹ được. Mẹ cứ yên tâm nằm viện điều trị cho khỏi hẳn. Như thế chúng con mới an tâm”.
Chính vì con dâu hết lòng với mình nên khi con bé sinh con, tôi đã chủ động đề nghị về việc lên chăm con ở cữ. Dù sao phụ nữ cũng chỉ sinh nở vài lần trong đời, tôi lại cũng rảnh rỗi nữa, không phụ con chăm cháu thì giúp ai đây? Được cái là hai mẹ con khá hợp nhau, chỉ cần con dâu thích ăn gì, tôi sẽ tìm mua rồi về nấu bằng được. Quan điểm của tôi là thích gì thì ăn đấy. Không phải kiêng cữ cầu kỳ như những người khác. Tụi trẻ bây giờ ở cữ và chăm con khác lắm, chẳng còn nằm than và kiêng gió kiêng nước như tôi thời xưa đâu. Chính vì thế, tôi không ép con bé làm gì.
Có điều không hiểu sao, sinh xong con dâu tôi bị táo khổ sở. Mặc dù mỗi bữa tôi đều nấu nhiều canh rau mà con bé vẫn bị táo. Nhiều hôm thấy nó vào nhà vệ sinh ngồi cả tiếng không ra, tôi sốt suột chỉ lo nó ngồi lâu, rặn nhiều lại sa dạ con thì khổ.
Con dâu sinh, tôi luôn hết lòng chăm sóc. (Ảnh minh họa)
Sau tôi phải giục con trai đưa vợ vào viện khám, nhờ bác sĩ tư vấn thực đơn cụ thể thì tình trạng táo mới cải thiện dần nhưng vẫn chưa được như lúc chưa sinh. Chính vì thế mà tôi nấu nướng, chăm cữ cho con dâu, tôi phải cẩn thận, tỉ mỉ vô cùng.
Chăm dâu hết 6 tháng cữ, tôi quyết định về quê. Lúc tôi chuẩn bị ra xe, con dâu có chạy theo đưa cho một túi bánh bảo để mẹ đi đường ăn cho đỡ đói. Lên xe đi được nửa đường tôi mới mở gói bánh thì choáng váng thấy bên trong còn có 1 xấp tiền 20 triệu cùng lời nhắn:
“Đây là chút tấm lòng của con. Mẹ nhận cho con vui. Mẹ về nhớ ăn uống tẩm bổ, thời gian chăm con và cháu mẹ đã vất vả nhiều rồi. Khi nào có thời gian, con sẽ đưa cháu về thăm mẹ!”.
Nghe con nói mà tôi thấy mát lòng mát ruột. Đúng là của cho không bằng cách cho. Cuộc đời tôi thật may mắn khi có được cô con dâu hiểu chuyện như vậy phải không mọi người?
Vì sao các chị em lại dễ bị táo bón sau sinh?
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mẹ bỉm bị táo bón sau sinh là:
Thay đổi hormone: Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ trải qua những thay đổi về nội tiết tố, nồng độ hormone progesterone bắt đầu giảm dần gây táo bón.
Thay đổi chế độ ăn uống: Việc thay đổi chế độ ăn uống sau khi sinh như nhiều đạm, ít rau củ, chất xơ hoặc uống ít nước để tránh làm loãng sữa có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón.
Hạn chế đi lại: Phụ nữ sau khi sinh thường phải hạn chế đi lại để vết mổ hoặc tầng sinh môn mau lành, bên cạnh đó, việc kiêng cữ sau sinh khiến nhiều chị em nhịn đi vệ sinh và dẫn đến táo bón.
Sự căng thẳng và thiếu ngủ, ít vận động: Thời kỳ sau sinh có thể gây ra căng thẳng và thiếu ngủ, hạn chế vận động làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, ức chế nhu động ruột và góp phần gây ra tình trạng táo bón.
Vấn đề ở đại tràng: Trong quá trình mang thai, đại tràng thường xuyên bị chèn ép, đồng thời lúc sinh, cơ thể phụ nữ sẽ mất nhiều máu và sản dịch. Điều này khiến đại tràng không được cung cấp đủ nước và máu dẫn đến tình trạng khô nên dẫn đến táo bón khiến các chị em đau đớn mỗi khi đi đại tiện.
Vấn đề sức khỏe: Những trường hợp phụ nữ trước khi mang thai thường xuyên bị táo bón sẽ có nguy cơ bị táo bón sau sinh cao hơn các sản phụ khác.
https://eva.vn/cuoc-song-me-bau/cham-con-dau-het-cu-luc-ve-duoc-con-be-dui-cho-goi-banh-di-duong-mo-ra-thay-thu-ben-trong-toi-chet-lang-c292a614047.html
Theo Nắng
Nguồn: doisonggiadinh.baophunuthudo.vn
Link nguồn: https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/chuyen-gia-dinh/cham-con-dau-het-cu-luc-ve-duoc-con-be-dui-cho-goi-banh-di-duong-mo-ra-thay-thu-ben-trong-toi-chet-lang-c73a36719.html